Trang chủ » Savour Blog » Thông tin tổng hợp » Tea Break tại nhà ở Đà Lạt – Những điều có thể bạn chưa biết

Tea Break tại nhà ở Đà Lạt – Những điều có thể bạn chưa biết

Những năm gần đây, Tea Break là một trong những mô hình tiệc được ưa chuộng và chọn phục vụ trong nhiều sự kiện từ thân mật đến trang trọng. Tuy nhiên, có nhiều nơi trên thế giới không gọi mô hình này là tiệc Tea Break hay tiệc ngọt như ở Việt Nam. Vậy thực tế Tea Break là gì? Và khi nào nên đặt Tea Break?

Tea Break là gì?

Tea Break, còn gọi là tiệc trà hay tiệc bánh ngọt, hay bao quát hơn là Refreshment, là việc giải lao để tái tạo năng lượng với thức ăn nhẹ và thức uống.

Tea Break thường diễn ra vào giữa giờ làm việc, giữa buổi học hay giữa những cuộc họp dài… Cùng chia sẻ thức ăn và thức uống còn giúp kết nối với những người chưa quen biết, giúp cải thiện tâm trạng sau thời gian tập trung.

Ở Việt Nam, Tea Break còn được gọi là tiệc ngọt (hoặc là tiệc trà), Coffee Break để chỉ cụ thể món ăn hay thức uống mong muốn có trong giờ giải lao.

Dịch vụ tiệc tại nhà Đà Lạt Dịch vụ BBQ nướng tại nhà ở Đà Lạt Tiệc Finger Food tại nhà ở Đà Lạt
Tiệc Buffet tại nhà ở Đà Lạt Tiệc Teabreak tại nhà ở Đà lạt Dầu giấm trái cây

Tea Break ở các quốc gia

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, khái niệm nghỉ giữa giờ ngày càng phổ biến và được công nhận rộng rãi khắp các nước. Với sự đa dạng văn hóa của mỗi quốc gia, khu vực, khái niệm này được biết đến với những cái tên khác nhau.

  • Tại Anh: Trà không chỉ là một món đồ uống thông dụng mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này. Do đó, không quá ngạc nhiên khi người lao động cũng thường chọn uống trà trong giờ giải lao. Thói quen này dần hình thành khái niệm Tea Break thay cho “break” và cũng mang ý nghĩa đề cập đến bữa ăn nhẹ giữa giờ.
  • Tại Mỹ: Khái niệm “nghỉ giữa giờ” trở nên phổ biến dưới cái tên Coffee Break. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1952, một chiến dịch quảng cáo của Pan – American Coffee Bureau (một công ty cà phê lâu đời) mới đánh mạnh vào sở thích uống cà phê của người tiêu dùng Mỹ. Chiến dịch này có khẩu hiệu “Give yourself a Coffee-Break – and Get What Coffee Gives to You” (tạm dịch: Hãy tặng cho mình giờ giải lao và thưởng thức những điều cà phê đem đến cho bạn). Từ đó, Coffee Break được đón nhận và phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.
lich-su-teabreak
  • Tại Úc và New Zealand: Tuy người tiêu dùng ở 2 quốc gia này cũng có thói quen uống trà nhưng họ lại gọi là Smoko – một từ địa phương mang ý chỉ bữa ăn nhẹ trong thời gian nghỉ ngơi, tương tự Tea Break.
  • Tại Việt Nam: Gần như không có bất cứ một tài liệu nào giải thích rõ về việc vì sao cái tên Tea Break lại trở nên phổ biến. Nếu lật lại lịch sử tìm kiếm trên Google, hình thức tiệc này bắt đầu xuất hiện vào năm 2007, xuất phát từ các khách sạn, resort lớn và dần trở nên quen thuộc đối với khách hàng, cũng như các đơn vị trong thị trường F&B (Food and Beverage Service, tạm dịch: Dịch vụ nhà hàng và quầy uống).

Những cách gọi khác của Tea Break

Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung: mục đích của “giờ giải lao” là tạo cơ hội cho người lao động tái tạo năng lượng, hồi phục thể chất cho những giờ làm việc tiếp theo. 

Dựa trên mục đích chính đó mà Break, Tea Break, Coffee Break hay Smoko có một cái tên chung là Refreshment nhằm thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của khoảng thời gian nghỉ giữa giờ này. 

Đặc biệt, sau quá trình phát triển, Refreshment còn mang đến cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa những người tham dự.

Sự quan trọng của Tea Break trong sự kiện công ty

Nếu trong các giờ giải lao thông thường, người lao động sẽ chủ động trong việc chuẩn bị đồ ăn thức uống thì tại các sự kiện của doanh nghiệp như hội thảo, đào tạo, các buổi lễ như khánh thành, khai trương… đơn vị tổ chức sẽ chịu trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ ăn uống đến khách tham dự. Sự chuẩn bị này hướng đến mục đích:

  • Giúp các thành viên thư giãn, tái tạo năng lượng, hồi phục thể chất, tăng khả năng tập trung. Từ đó cải thiện hiệu suất cho các giờ tham dự tiếp theo.
  • Là cơ hội giao lưu gặp gỡ và trò chuyện; tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên
  • Đặc biệt, không khí thoải mái sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi và chia sẻ về các vấn đề được nhắc tới, từ đó nâng cao chất lượng các cuộc họp, hội thảo hoặc đào tạo. 
  •  Thể hiện sự chuyên nghiệp và chu đáo của đơn vị chủ quản.
dat-teabreak-cho-nhung-dip-nao

Dịp nào bạn nên đặt Tea Break?

  1.  Hội nghị
  2. Hội thảo
  3. Workshop
  4. Khai Trương
  5. Giới thiệu dự án
  6. Ra mắt xe mới

1. Hội nghị (Conference):

Đây là dạng sự kiện có phục vụ Tea Break phổ biến nhất. Các buổi hội thảo thường diễn ra trong khoảng 2 giờ đến 8 giờ, trong buổi sáng hoặc chiều, ít khi vào buổi tối và một số trường hợp còn kéo dài trong nhiều ngày.

Tea Break thường được phục vụ vào đầu buổi và giữa buổi (sáng và chiều). Mỗi lần kéo dài từ 15 – 30 phút. Thực đơn Tea Break thường có nhiều chọn lựa, thức ăn có kích thước nhỏ. Chất lượng thức ăn thường là loại cao cấp.

Hình thức phục vụ của Tea Break cho hội nghị thường là nhiều lựa chọn, trình bày sang trọng và cao cấp. Sử dụng chén dĩa sứ, dụng cụ phục vụ bằng inox (thép không gỉ) và có người hỗ trợ phục vụ, chén dĩa được thay mới sau mỗi lần sử dụng.

2. Hội thảo (Seminar):

Cũng tương tự như hội nghị, hội thảo cũng thường có thời gian tổ chức từ 2 giờ – 8 giờ.

Tùy vào tính chất của buổi hội thảo, Tea Break có thể được phục vụ 2 lần, đầu buổi và giữa buổi. Hoặc thường là 1 lần vào giữa buổi sáng hay chiều.

Trong một số sự kiện ngắn chỉ diễn ra trong 2 giờ thì ban tổ chức cũng có thể chọn phục vụ Tea Break vào cuối buổi hội thảo. Lý đó là để buổi hội thảo không bị gián đoạn và tận dụng thời gian cuối buổi để người tham dự giao lưu được thoải mái hơn.

Thực đơn tuỳ theo ngân sách có thể có lựa chọn hoặc theo phần.

Hình thức phục vụ Tea Break cho hội thảo sẽ ít cầu kỳ hơn hội nghị. Phục vụ bằng dụng cụ có chất liệu sứ, inox hay đồ dùng một lần. Có người hỗ trợ hoặc tự phục vụ.

3. Workshop:

Thường chỉ phục vụ Tea Break một lần vào giữa mỗi buổi. Menu Tea Break có thể có lựa chọn hoặc theo phần, món ăn đơn giản, có khi còn kết hợp cả ít đồ mặn dạng Finger Food.

4. Khai trương:

Các buổi khai trương thường sẽ có đông khách tham dự, đôi khi khách không đến cùng một thời điểm vì vậy việc phục vụ Tea Break trong buổi khai trương cũng rất phù hợp và được ưa chuộng. Thời gian phục vụ Tea Break diễn ra liên tục trong suốt buổi khai trương.

Thực đơn tuỳ theo ngân sách, nhưng đặc biệt chú trọng đến chất lượng trà và cà phê, các loại bánh Tea Break. Nước trái cây và trái cây tùy theo điều kiện ngân sách cũng nên có. Một số loại bánh mặn hoặc thức ăn Finger Food cũng có thể được phục vụ, nhưng phải được chọn lọc vì yếu tố khẩu vị và mùi vị.

Hình thức phục vụ Tea Break cho khai trương cần chú trọng đến trình bày vì đây là một phần trang trí của buổi khai trương. Phục vụ bằng dụng cụ chất liệu sứ, inox. Có người hỗ trợ phục vụ suốt tiệc vì thời gian kéo dài và lượng khách thường xuyên cần đảm bảo chất lượng.

5. Giới thiệu dự án:

Do nhu cầu ra mắt nhiều dự án, đặc biệt là dự án bất động sản, trong những năm gần đây nên Tea Break cũng trở thành một loại tiệc được ưa chuộng. Tea Break phục vụ trong các buổi giới thiệu dự án này có tính chất kết hợp của hội thảo và khai trương. Thời gian phục vụ vào đầu buổi và sau khi trình bày giới thiệu dự án.

Thực đơn chú trọng đến chất lượng nước uống trà, cà phê, nước trái cây. Đối với những nơi tổ chức có diện tích rộng hoặc có dự án mẫu để đi xem, thì việc phục vụ thêm nước uống đóng chai là cần thiết để khách tham dự có thể luôn cầm theo bên mình, giúp họ cảm thấy thoải mái và có nhiều thời gian để nghe giới thiệu hơn.

Hình thức phục vụ Tea Break cho giới thiệu dự án không quá chú trọng đến trang trí, nhưng cần lịch sự chỉnh chu như hội thảo. Phục vụ bằng dụ cụ chất liệu sứ, inox. Có người hỗ trợ phục vụ.

6. Ra mắt xe mới:

Cùng với các dự án bất động sản, xe ô tô cũng được các hãng tổ chức sự kiện ra mắt thường xuyên mỗi năm. Và tiệc tea break luôn là chọn lựa số một cho những sự kiện ra mắt xe này.

Thực đơn cho sự kiện ra mắt xe tuỳ theo phân khúc xe từ phổ thông đến cao cấp. Nếu ở phân khúc phổ thông thì có thể phục vụ như workshop, còn cao cấp thì gần giống với hội nghị chuẩn khách sạn 5 sao.

Đối với các phân khúc xe phổ thông hay xe gia đình nên có thêm thức ăn thức uống cho trẻ em vì khách hàng thường đưa cả gia đình hoặc con nhỏ đi cùng.

Hình thức phục vụ Tea Break cho sự kiện ra mắt xe cũng được chọn lựa phù hợp theo ngân sách và phân khúc xe

teabreak-luu-y

Lưu ý chọn món cho menu Tea Break

  1. Có khả năng tái tạo năng lượng cho khách tham dự
  2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trò chuyện
  3. Những món có thể để được trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm ảnh hưởng chất lượng món ăn

Do thói quen sử dụng cụm từ Tea Break, người tiêu dùng có xu hướng giới hạn menu tiệc Tea Break ở các loại bánh Tea Break,trái cây đi kèm với các loại đồ uống có caffeine như trà, cà phê. Trên thực tế, đơn vị đặt tiệc Tea Break có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau cho menu tiệc Tea break, chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

1. Có khả năng tái tạo năng lượng cho khách tham dự. 

Việc chỉ chọn phục vụ các loại bánh ngọt sẽ cung cấp một lượng lớn đường và tinh bột cho cơ thể. Các chất này sẽ tạo ra năng lượng tức thì giúp khách mời cảm thấy tỉnh táo trong một thời gian ngắn. Nhưng sau đó, năng lượng sẽ nhanh chóng biến mất, dẫn đến trạng thái mệt mỏi, nhức mỏi cơ và giảm khả năng tập trung. Đặc biệt, khi dùng kèm các loại đồ uống có caffeine như trà và cà phê, trong tình trạng thiếu năng lượng bền vững, người dùng sẽ dễ cảm thấy lo lắng và bồn chồn. Trong một số trường hợp tổ chức vào buổi chiều hoặc chiều tối, việc tiêu thụ caffeine sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ ở một số người.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trò chuyện. 

\Một buổi tiệc Tea Break có thời lượng trung bình từ 20 đến 30 phút. Ngoài việc nạp thêm năng lượng, khoảng thời gian này cũng là cơ hội để giao lưu và kết nối với các thành viên khác. Sẽ khó làm được điều đó với một tô phở hoặc một đĩa spaghetti to ụ hay một chiếc bánh phô mai bơ chảy khổng lồ.\Finger food vẫn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những dịp như thế này. Kích thước nhỏ nhắn, vừa với một lần ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ tiếp thêm năng lượng mà còn là trợ thủ đắc lực trong suốt cuộc trò chuyện.\Ngoài ra, việc giữ tay bận rộn với một đĩa nhỏ finger food cũng sẽ giúp bản thân trở nên đỡ lóng ngóng và cảm thấy đỡ thừa thãi trong quá trình giao tiếp.

3. Những món có thể để được trong một khoảng thời gian nhất định. 

Tea Break thường được tổ chức kèm với một sự kiện chính với các mốc thời gian diễn ra khác nhau. Trong trường hợp đơn vị tổ chức cần phải tiến hành trình bày bàn tiệc vài tiếng đồng hồ trước khi khách mời thưởng thức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Do đó, khi chọn món cho menu, chúng ta cần lưu ý khung giờ diễn ra sự kiện, hạn chế các món chiên giòn hoặc phải dùng nóng (đông lạnh) để đảm bảo chất lượng món ăn.

dat-teabreak-cho-nhung-dip-nao

Một số gợi ý cho menu tiệc Tea Break

Dưới đây là một số gợi ý cho các món phổ biến trong menu tiệc Tea Break. Lưu ý kết hợp các sự lựa chọn khác nhau để có sự cân bằng dinh dưỡng nhất định

Thích hợp cho buổi sáng

  • Các loại bánh nướng: ngoài croissant, pate chaud, bánh cuộn nho (danish) thường thấy, các bạn có thể thử bánh trứng, scone, bánh mì cuộn quế (cinnamon roll), mini pizza…
  • Các loại bánh kẹp (kích thước nhỏ): bánh mì Việt Nam, croissant sandwich, bánh mì nướng (kèm thịt nguội, rau hoặc bơ và mứt)
    *Gợi ý: có thể sáng tạo với phần vỏ bánh, thay các loại bánh mì bằng rau xà lách hoặc trứng
  • Các loại ngũ cốc và sữa chua
  • Tráng miệng: thạch rau câu, trái cây tươi, tiramisu, brownie, muffin…
  • Đồ uống: trà, cà phê. Ngoài sữa bò có thể bổ sung thêm các loại sữa hạt, sữa đậu nành, sữa dừa…

Thích hợp cho buổi xế trước hoặc sau bữa chính

  • Ăn vặt dinh dưỡng: energy bar, cookies, các loại hạt, sữa chua kèm trái cây hoặc hạt các loại
  • Các loại salad: caesar salad, salad nga, salad bơ/ xoài kèm thịt lợn xông khói…
  • Quầy phô mai các loại và bánh mì ăn kèm
  • Trái cây tươi
  • Đồ uống: trà, cà phê; bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố, mocktail hoặc thức uống bổ sung vitamin

Thích hợp cho các các sự kiện kéo dài nguyên ngày, có thể cân nhắc:

  • Các loại bánh nướng: mini pizza, mini buger, pate chaud…
  • Các loại bánh kẹp (kích thước nhỏ): croissant sandwich, bánh mì kẹp thịt…
    *Gợi ý: có thể sáng tạo với phần vỏ bánh, thay các loại bánh mì bằng rau xà lách hoặc trứng
  • Các món mặn: spaghetti, cơm cuộn, thịt viên,dim sum…

**Lưu ý: hạn chế phục vụ các loại nước ngọt, nước tăng lực hoặc đồ uống có cồn (trong trường hợp sau tiệc, khách mời cần phải quay lại tham dự các buổi họp, khóa học hoặc đào tạo…)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.